
GÓC NHÌN THẾ GIỚI

Theo Triển vọng Thực phẩm Nông nghiệp năm 2024 của Alltech, sản lượng thức ăn chăn nuôi (TACN) toàn cầu là 1,29 tỷ tấn vào năm 2023, giảm nhẹ 2,6 triệu tấn tương đương 0,2% so với dự đoán năm 2022.

Tổng sản lượng của 10 quốc gia trên chiếm đến 63,1% sản lượng thế giới (tương tự năm 2022) và gần một nửa sản lượng thế giới tập trung ở 4 quốc gia: Trung Quốc, Mỹ, Brazil và Ấn Độ.

Khu vực Bắc Mỹ: ghi nhận mức giảm 2,8 triệu tấn (259,26 triệu tấn, giảm 1,1%), với sản lượng TĂCN bò thịt giảm đáng kể. Ngành chăn nuôi lợn và bò sữa cũng giảm nhẹ, nhưng ngành chăn nuôi gà thịt, gà đẻ và thú cưng đã bù đắp lại sự thiếu hụt. Sản lượng thức ăn trong lĩnh vực gà thịt đã tăng gần 2,9%.
Châu Mỹ Latinh: tăng trưởng 2,46 triệu tấn trong năm 2023 (200,67 triệu tấn, tăng 1,24%). Bất chấp chi phí sản xuất cao, căng thẳng địa lý, chính trị và hành vi người tiêu dùng thay đổi vì lý do kinh tế, khu vực này vẫn tiếp tục dẫn đầu tăng trưởng toàn cầu, chủ yếu nhờ thị trường nuôi trồng thủy sản, gia cầm và thịt heo định hướng xuất khẩu.
Châu Âu: có xu hướng giảm trong sản xuất TĂCN, với mức giảm 10,07 triệu tấn (253,19 triệu tấn, giảm 3,82%) do các vấn đề bao gồm chiến sự ở Ukraina và sự lây lan của các dịch bệnh trên như Dịch tả lợn châu Phi (ASF) và Cúm gia cầm (AI).
Châu Á-Thái Bình Dương: dẫn đầu mức tăng trưởng trong năm 2023, với mức tăng 6,54 triệu tấn (475,33 triệu tấn tấn, tăng 1,4%). Tăng trưởng sản xuất TĂCN mảng động vật nhai lại bù đắp cho khoảng thụt lùi của ngành thủy sản trong khu vực. Đây cũng là khu vực tập trung một số quốc gia trong số 10 quốc gia có sản lượng hàng đầu như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Nhật Bản.
Châu Phi: tăng trưởng chậm ở mức 1,95% tương đương gần 1 triệu tấn, nâng tổng sản lượng lên 51,42 triệu tấn.
Trung Đông: giảm nhẹ 0,12 triệu tấn (35,93 triệu tấn, giảm 0,32%).
Châu Đại Dương: có mức tăng trưởng đứng thứ ba, 3,71% hay 0,39 triệu tấn trong tổng số 10,78 triệu tấn.

GÓC NHÌN TRONG NƯỚC

Thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam 2023 phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu từ nước ngoài. Trong những năm qua, thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đã đạt được nhiều dấu mốc và thành tựu lớn, đưa Việt Nam trở thành nước có thị trường thức ăn chăn nuôi đạt tốc độ phát triển nhanh trong khu vực, đạt bình quân từ 13%-15%/năm. Từ đó đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 10 thế giới và số 1 Đông Nam Á về sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
Tổng nhu cầu thức ăn tinh (ngô, khô dầu đậu tương, bột cá, cám,…) của toàn ngành chăn nuôi Việt Nam đạt khoảng 33 triệu tấn/năm, tuy nhiên sản xuất trong nước chỉ cung cấp được khoảng 13 triệu tấn/năm (chiếm khoảng 35% tổng nhu cầu). Lượng còn lại đang phải phụ thuộc vào chủ yếu từ nguồn nhập khẩu (chiếm khoảng 65% tổng nhu cầu).

Trong năm 2023, Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu Thức ăn chăn nuôi (TACN) nhiều nhất của VIệt Nam ( chiếm trung bình khoảng 50% trong cơ cấu xuất khẩu TACN của Việt Nam). Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu nhiều nhất từ thị trường Achentina, chiếm 27,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt gần 1,35 tỷ USD, giảm 19,4% so với năm 2022. Sau đó là Brazil (chiếm tỷ trọng 18.5%), Mỹ (15.4%).

Số lượng nhà máy TACN trong năm 2023 có 267 nhà máy trong đó gồm 177 nhà máy thuộc các doanh nghiệp trong nước và 90 nhà máy của doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên nhìn vào sản lượng TACN thì TACN từ nhà máy nước ngoài nhiều hơn 80% trong năm 2023, cụ thể 13.2 triệu tấn từ DN nước ngoài và 7.3 triệu tấn từ DN trong nước. Sản lượng TACN từ DN trong nước đang có xu hướng giảm dần trong 3 năm 2021 - 2023.

Thức ăn chăn nuôi là yếu tố đầu vào quan trọng trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo nói riêng. Chiếm khoảng 60-70% giá thành sản xuất chăn nuôi.
Theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường Mordor Intelligence, quy mô Thị trường thức ăn chăn nuôi hỗn hợp của Việt Nam dự kiến sẽ tăng từ 11,54 tỷ USD vào năm 2023 lên 15,30 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,80% trong giai đoạn dự báo (2023-2028).
Các doanh nghiệp ngoại tích cực mở rộng tại Việt Nam:
- De Heus - Hà Lan - 23 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi - hiện là DN lớn nhất VN trên thị trường kinh doanh thức ăn chăn nuôi độc lập cả về quy mô, sản lượng và doanh thu.
- Cargill - Mỹ - 11 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi
- CP - Thái Lan
- Haid (Trung Quốc), CJ (Hàn), Mavin (Úc), Japfa (Sing), BRF (Brazil)
Khoảng 60% cơ sở đã tiến hành đầu tư công nghệ đạt trình độ tiên tiến và dây chuyền sản xuất tự động. Bên cạnh đó, có 20% cơ sở đã đạt trình độ bán tự động, chỉ khoảng 20% cơ sở sản xuất thủ công với công suất thiết kế chỉ đạt dưới 30 nghìn tấn/năm. Đồng thời đã có trên 80% số cơ sở áp dụng ít nhất một hệ thống quản lý chất lượng như: ISO, GMP, HACCP hoặc tương đương.

Trong báo cáo Triển vọng Thị trường Hàng hóa Nông nghiệp thường niên của Ngân hàng Đầu tư Rabobank, thị trường hàng hóa nông sản thế giới dự kiến sẽ hạ nhiệt trong năm 2024, mặc dù tình hình chưa hoàn toàn hồi phục nhưng triển vọng nhóm hàng nông sản vẫn tích cực hơn nhiều so với những năm trước đây. Trong nước, Cục Chăn nuôi dự báo giá nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi thành phẩm sẽ tiếp tục có xu hướng giảm từ nay tới đầu năm 2024.
Trước diễn biến tình hình giá nguyên liệu sẽ giảm nhiệt, gần một nửa số chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành tham gia khảo sát cho biết họ lạc quan và kỳ vọng tăng trưởng của ngành TACN trong năm 2024 là khả quan hơn so với năm 2023. Một trong những yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng của thị trường TACN là nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, sữa và trứng.
Nguồn: Cục chăn nuôi, Tạp chí chăn nuôi, USDA &TPS Research, VIRAC - Tổng hợp bởi Virtus Prosperity.
Comments