VÀI NÉT QUAN TRỌNG VỀ OPENAI
OpenAI là 1 start – up hay còn biết đến như 1 tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập vào năm 2015 với sự tham gia của Elon Musk, Sam Altman, đồng sáng lập Linkedin - Reid Hoffman, Peter Thiel và một số lãnh đạo công nghệ khác. Ban đầu, tổ chức phi lợi nhuận này ra đời nhằm "thúc đẩy trí thông minh nhân tạo để phụng sự nhân loại".
Sau khi Elon Musk rời khỏi tổ chức, OpenAI rơi vào tình trạng khó khăn vì chi phí để vận hành công ty lớn hơn so với dự tính ban đầu. Trong thời điểm đó Cỗ máy Google Brain đẩy cuộc đua trí tuệ nhân tạo sang một đấu trường mới, nơi AI liên tục cải tiến không ngừng. Điều này đồng nghĩa các mô hình trí tuệ nhân tạo lớn tốn nhiều tiền bạc hơn để xử lý những khối dữ liệu khổng lồ.
Vậy nên vào ngày 11/3/2019, OpenAI quyết định gọi vốn để tiếp tục tham vọng và chưa đầy 6 tháng sau OpenAI đã gọi vốn thành công từ Microsoft. Cụ thể vào tháng 7 năm 2019, Microsoft đã ký kết mối quan hệ đối tác điện toán độc quyền. Cùng với đó, Microsoft đã chấp nhận đầu tư khoản tiền lên đến 1 tỉ USD vào hãng nghiên cứu AI. Microsoft đặt mục tiêu cải thiện và phát triển khả năng của Azure trong các hệ thống AI quy mô lớn. Mặt khác, OpenAI cũng dự định tận dụng tối đa mối quan hệ đối tác này bằng cách mở rộng hơn nữa lĩnh vực AI để tạo ra trí tuệ nhân tạo rộng (AGI). Điều này sẽ có lợi cho cả hai bên, vì những cải tiến kết quả cho Microsoft Azure sẽ giúp các nhà phát triển xây dựng thế hệ ứng dụng AI tiếp theo.
Tháng 11/2022, OpenAI tung ra ChatGPT và nhanh chóng gây sốt nhờ khả năng trả lời các câu hỏi bằng ngôn ngữ tự nhiên ở hầu hết vực. Khoản tiền tỷ từ trước đó ba năm của Microsoft trở thành chủ đề được quan tâm trong giới đầu tư mạo hiểm.
Theo tạp chí FORBES, Đến tháng 1/2023, OpenAI tiếp tục thắng lợi trong việc gọi vốn từ Microsoft 10 tỷ USD nữa để đổi lấy 49% cổ phần với định giá OpenAI lên đến 29 tỷ USD. Thỏa thuận trên cũng kèm theo điều khoản Microsoft sẽ nhận 75% lợi nhuận của OpenAI cho đến khi tập đoàn này thu hồi toàn bộ vốn đầu tư. Các nhà đầu tư khác sẽ giữ 49% cổ phần và OpenAI nắm 2% cổ phần còn lại.
SỰ VIỆC SAM ALTMAN BỊ SA THẢI?
Theo Greg Brockman – Cựu chủ tịch Hội đồng quản trị của OpenAI, vào tối ngày 16/11 CEO Sam Altman nhận được tin nhắn từ Ilya Sutskever, một đồng sáng lập khác của OpenAI kiêm nhà khoa học trưởng của công ty. Tin nhắn yêu cầu Altman tham dự cuộc họp vào ngày hôm sau và trong cuộc họp đó, Altman được thông báo rằng sẽ bị sa thải còn Greg Brockman bị loại khỏi hội đồng quản trị.
Theo CNN, yếu tố quan trọng dẫn đến việc Altman bị sa thải là căng thẳng giữa ông, người ủng hộ việc thúc đẩy phát triển AI mạnh mẽ hơn, hướng đến thương mại hóa các sản phẩm và các thành viên hội đồng quản trị còn lại của OpenAI, những người muốn hành động thận trọng hơn. Cụ thể, OpenAI được đánh giá có mực độ rủi ro tiềm tang ngang vũ khí hạt nhân và có thế sẽ tước đoạt rất nhiều cơ hội việc làm của con người trong tương lai cho nên quyết định thương mại hóa OpenAI của Altman làm dấy lên nỗi lo lắng đối với Hội đồng quản trị của OpenAI – những người hướng đến sự an toàn. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào chứng minh cho sự rủi ro đó.
Theo Virtus, tầm ảnh hưởng Sam Altman của OpenAI cũng lớn như Steve Jobs của Apple bởi vì cả 2 đều là nhà sáng lập đầy tâm huyết và có tính ảnh hưởng cao đối với công ty, vì vậy vụ việc Sam Altman bị sa thải có thể ảnh hưởng rất nhiều về mặt vật chất và tinh thần đối với OpenAI. Cộng thêm việc mới huy động được 10 tỷ USD từ Microsoft – 1 đối tác quan trọng trong định hướng phát triển của OpenAI và cổ phiếu của Microsoft giảm 2% ngay thời điểm thông tin Sam Altman bị sa thải được tung ra ngoài thị trường.
Nhưng liệu rằng Sam Altman bị sa thải có thực sự đến từ xung đột với hội đồng quản trị hay không? Tại sao Sam Altman lại bị sa thải đột ngột và kể cả người trong hội đồng quản trị như Greg Brockman cũng bị đuổi hay tại sao Microsoft không hề được thông báo trước về sự việc này? Ẩn sau những bề nổi này là gì? Hãy cùng Virtus phân tích chi tiết hơn dưới đây:
Hãy nhìn vào OpenAI: + Đầu tiên là về sự thay đổi CEO chóng vánh :Sau khi Sam Altman nghỉ, OpenAI ngay lập tức đưa bà Mira Murati – cựu CTO – giám đốc công nghệ của Open AI lên giữ chức vụ CEO tạm thời và nói rằng bà có đủ trình độ và kinh nghiệm để dẫn dắt OpenAI nhưng ngay 1 – 2 ngày sau, trên Twitter của Emmer Shear tuyên bố thay thế Mira Murati lên làm CEO. + Tiếp theo là Sự mâu thuẫn trong lời nói của Hội đồng quản trị OpenAI: Theo New York Times, hội đồng quản trị của Open AI đánh giá “hành vi của Sam và sự thiếu minh bạch trong tương tác của ông ấy làm suy yếu khả năng của hội đồng quản trị trong việc giám sát công ty hiệu quả theo cách họ được ủy quyền” nhưng trong thông báo chính thức OpenAI cho biết Altman "không nhất quán và thẳng thắn trong giao tiếp với hội đồng quản trị". + Cuối cùng là Lá thư của nhân viên và leadership team gửi cho Ban lãnh đạo của OpenAI và trong đó có hơn chữ ký xác nhận của hơn 700 nhân viên tại OpenAi muốn nghỉ việc và sang Microsoft đầu quân cho Sam Altman.
Thứ 2 là ẩn số mang tên MICROSOFT: Con số thực tế Microsoft đầu tư vào OpenAI hiện tại là 1 tỷ USD từ năm 2019 và khoản 10 tỷ USD OpenAI gọi vốn được từ Microsoft từ tháng 1/2023 thì chưa có bằng chứng xác thực giải ngân thực tế là bao nhiêu. Vậy nên tính đến hiện tại Microsoft thực tế góp vào OpenAI chỉ mới là 1 tỷ USD. Nhưng điều đáng suy ngẫm ở đây là ngay khi Sam Altman và Greg Brockman rời OpenAI thì ngay lập tức Microsoft đã có offer cả 2 sang làm cho dự án AI của Microsoft và đưa Sam Altman lên làm CEO. Theo các chuyên gia, việc tuyển dụng cha đẻ của ChatGPT cùng những nhân viên quan trọng khác sẽ tăng cường khả năng cạnh trạnh của Microsoft với các đối thủ lớn của mình trong lĩnh vực AI, đặc biệt là Google, thuộc tập đoàn Alphabet. Cổ phiếu của Microsoft đã tăng 2% lên mức kỷ lục ngay sau đó tương ứng hơn 40 tỷ USD. Nhưng sự đặc biệt ở đây là thực tế Microsoft mới chỉ bỏ ra 1 tỷ USD cho OpenAI nhưng lại mang về được cả 1 team hơn 700 nhân sự bao gồm Sam Altman và Greg Brock – những người hiểu rõ về OpenAI nhất và với việc định giá OpenAI hiện tại ở mức 30 tỷ USD thì Microsoft chỉ mất 1 tỷ đô để thu lợi về khoảng 30 tỷ USD.
Nhưng đọc đến đây có lẽ mọi người sẽ nghĩ Microsoft đã có 1 thương vụ béo bở nhưng chỉ ngay sau thời điểm Sam Altman nhận lời Microsoft 1 ngày, OpenAI đã nhận ra tổn thất và mất mát lớn của công ty và ngay lập tức đề nghị Sam Altman quay về làm CEO. Và không mất quá nhiều thời gian suy nghĩ và chỉ sau 4 ngày bị “phế truất” thì Sam Altman đã quay trở lại làm CEO cho OpenAI với sự thay đổi của OpenAI về hội đồng quản trị mới và được sự chấp thuận từ phía CEO của Microsoft – Satya Nadella. Đồng thời, với các kỹ sư cốt lõi của OpenAI có ý định nghỉ việc để theo Sam Altman đang có mức lương quanh 250.000 USD, cao nhất là 450.000 USD thì nay đang đề nghị đền bù lên con số 800.000 USD. Ngoài ra sẽ có sự thay đổi trong ban hội đồng quản trị khi Sam Altman quay trở lại.
Vậy nhìn lại, quyết định của OpenAI khiến công ty tổn thất khá nhiều nhưng liệu rằng việc họ sửa sai bằng cách tuyển dụng lại các nhân viên cũ có là cách làm đúng? Quyết định sa thải và tuyển dụng lại Sam Altman có đảm bảo được việc xung đột với hội đồng quản trị sẽ không xảy ra lại tron tương lai? Trong khi đó, Microsoft – hưởng lợi nhất từ vụ việc này khi giá trị công ty tăng lên hơn 40 tỷ USD nhờ giá cổ phiếu tăng và đang neo ở mức đỉnh lích sử. Vậy liệu rằng tất cả điều này có phải do Microsoft tác động vì rõ ràng Microsoft là người hưởng lợi hơn cả? Trên đây là ý kiến chủ quan từ Virtus Prosperity nên nếu độc giả có ý kiến hay đóng góp khác hãy cho Virtus biết nhé!
Comments